Thận là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người. Nếu thận khỏe mạnh, cơ thể sẽ thấy rất sảng khoái thoải mái, ngược lại nếu thận hư hoặc bị suy giảm chức năng thì cơ thể sẽ mệt mỏi, tinh thần và sức lực đều bị kéo xuống. Cũng vì đặc điểm thanh lọc các chất dư thừa và không cần thiết ra khỏi cơ thể nên việc bị bệnh thận sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Việc ăn uống cũng cần chú ý hơn các loại bệnh khác rất nhiều, vì để giảm gánh nặng cho thận cần phải ăn uống đúng cách và kiêng kị khá nhiều. Sữa là một loại thực phẩm bổ dưỡng, lại có sẵn rất dễ dùng và tiện lợi, nhưng người bệnh thận có nên uống sữa không, và khi suy thận uống sữa là tốt hay hại. Cùng Vinazom tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Không phải ai cũng có thể hấp thụ sữa

Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe điều này: Người lớn có thể uống sữa đích thực là một siêu năng lực. Tất cả các loài động vật có vú đều chỉ có thể hấp thu sữa ở giai đoạn mới sinh (sơ sinh). Sau khi trưởng thành chúng sẽ không thể hấp thụ Lactose trong sữa nữa. Nhưng con người nhờ quá trình tiến hóa mà đã có khả năng hấp thụ sữa rất tốt ngay cả khi đã trưởng thành. Ngày xưa người ta lưu trữ sữa bò để sử dụng, sản xuất các loại thực phẩm từ sữa như bơ, pho mát… Nên qua thời gian, con người đã tiến hóa để có thể hấp thụ các sản phẩm này mặc dù đã trưởng thành. Nhưng không phải ai ai cũng có thể uống sữa, vì quá trình tiến hóa này chưa phổ cập 100%. Còn rất rất nhiều người không thể uống sữa được.
Bạn sẽ biết mình có thể hấp thu sữa không chỉ đơn giản là thử uống sữa vài lần, nếu cảm thấy bụng không tiêu, bị tiêu chảy hay các vấn đề tiêu hóa khác sau khi uống sữa thì đích thị bạn không thể hấp thụ Lactose trong sữa. Đừng buồn, người Châu Á có tỷ lệ không thể uống sữa cao hơn người Châu Âu rất nhiều. Và bạn cũng không đơn độc đâu nhé. Tất nhiên nếu đã không thể uống sữa thì bạn có thể tìm những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác nhé, và không cần tham khảo thêm các thông tin phía dưới nữa. Còn nếu bạn vừa bị yếu thận, lại muốn uống sữa, thì theo dõi tiếp hen.
Phân biệt các loại sữa đối với người bệnh thận
Sữa cũng có nhiều loại, và người mắc bệnh thận, suy thận càng cần hiểu rõ về điều này. Vậy tóm lại, bạn cần phân biệt như thế nào? Dù các loại sữa đang bán phổ biến hiện nay phần lớn đều có nguồn gốc từ sữa bò.
1. Sữa có đường và không có đường
Nếu bị bệnh thận, bạn nên giảm tối đa lượng đường nhân tạo (và các chất tạo vị giác khác) nạp vào cơ thể. Trên thị trường hiện nay người ta bán cả 3 loại sữa có đường, sữa ít đường và không đường. Vì vậy rất dễ để mua cả hai loại sữa này trong siêu thị hay tiệm tạp hóa. 3 loại sữa này nhắm đến các đối tượng người sử dụng khác nhau như người khỏe mạnh bình thường, người có các bệnh không nên nạp đường, hoặc đơn giản là những người ưa ngọt và không ưa ngọt.
Đường nhân tạo (hay đường kính, đường trắng) đều không tốt cho cơ thể, dù bạn có bị suy thận hay không thì cũng không nên dùng nhiều đường. Trong đại đa số trường hợp, sữa không đường luôn là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của bạn và người thân. Và tất nhiên, sữa không đường cũng tốt hơn cho người bị bệnh thận.
Lưu ý quan trọng: Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nên giảm bớt lượng đường nhân tạo nạp vào cơ thể.
2. Sữa tách béo và sữa chưa tách béo
Đây là lưu ý phân biệt quan trọng tiếp theo. Cũng giống như sữa có đường và không đường. Sữa được tách béo cũng được sản xuất với mục đích tương tự. Sữa tách béo tốt cho những người đang muốn giảm cân, hoặc những người không nên nạp nhiều protein.
Người bệnh thận cần hạn chế nạp protein vào cơ thể. Chính vì thế bạn nên uống loại sữa đã tách béo nhé. Việc uống sữa còn nguyên lượng chất béo sẽ khiến thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn rất nhiều. Rất không tốt cho những người đang bị bệnh thận.
Vậy là rõ. Bạn không nên uống sữa chưa tách béo nhé. Nếu muốn uống sữa thì nên chọn loại không đường và đã tách béo.
Việc mua sữa đã tách béo sẽ khó hơn một chút vì mặt hàng này không quá phổ biến. Tất nhiên bạn có thể tìm thấy chúng trong siêu thị, nhưng số lượng thương hiệu cũng như số lượng sản phẩm là không được phong phú cho lắm. Thậm chí một số siêu thị không bày bán loại sữa này. Ra tiệm tạp hóa càng khó tìm hơn. Ngoài ra, do quy trình sản xuất phức tạp hơn, nên giá thành của sữa không béo cũng cao hơn nhiều so với sữa thông thường nhé.
Bạn có thể mua sữa tách béo chính hãng ở đây: Mua sữa đã tách béo
Uống sữa tách béo không đường có tốt cho người bệnh thận?
Không gây hại là một chuyện, còn có tốt hay không lại là chuyên khác. Như trên đã phân tích, người bệnh thận không nên uống sữa chưa tách béo có đường, như vậy sẽ khiến thận phải làm việc nặng nhọc hơn, từ đó khiến thận càng suy yếu.
Vậy còn sữa không béo, không đường. Ồ, may mắn là bạn nên sử dụng sản phẩm sữa này. Vì người bệnh thận sẽ phải kiêng khem cực kỳ nhiều thứ, nên không tránh khỏi việc cơ thể dễ bị thiếu năng lượng và thiếu dưỡng chất. Sữa rất bổ dưỡng, vì vậy các bệnh nhân bị yếu thận vẫn nên sử dụng loại sữa không béo không đường để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé.
Người bệnh thận nên uống gì?
Ngoài việc có thể uống sữa tách béo không đường để nạp dưỡng chất. Các bệnh nhân bị thận yếu, suy thận cũng có khá nhiều các loại nước tự nhiên khác tốt cho thận sau đây.
Nước giã từ cỏ mực (nhọ nồi)

Cỏ mực có tính mát lạnh, vị khá ngọt nên rất tốt cho những người bị yếu thận.
Cách làm:
– Giã cỏ mực lấy nước uống trực tiếp.
– Uống ngày 2 lần vào lúc đói bụng.
Nước sắc đậu đen

Nếu bạn sử dụng đậu đen lòng xanh thì càng tốt nhé.
Cách làm:
– Lấy 100gr đậu đen sắc với 1 lít nước sạch (có thể cho thêm chân gà hoặc đuôi heo vào ninh chung để tăng hiệu quả bổ thận)
– Uống ngày 3 lần, cách bữa ăn 2 tiếng.
Đọc thêm: Bài thuốc chữa chứng thận âm hư của người Trung Quốc
Bài thuốc dùng Cẩu Tích

Bài thuốc dùng Cẩu Tích làm vị chính, có tác dụng chữa thận hư, tiểu dắt, di mông tinh, chống mệt mỏi do thận yếu mà thành.
Cách làm:
Các vị thuốc bao gồm: Cẩu tích, tục đoạn, cốt toái bổ, đương quy, bạch chỉ, xuyên khung
Tất cả các vị thuốc trên đem phơi khô, sau đó xao vàng hạ thổ. Mỗi ngày sắc thuốc lấy nước uống.
Uống thuốc này liên tục trong vòng 2 tuần thì sẽ đẩy lùi được các triệu chứng mệt mỏi, lạnh người, nổi ngứa… Cực kỳ tốt cho những người bị hư thận.
Đọc thêm
Nước sắc từ cỏ xước

Cỏ xước là vị thuốc quý trong Đông Y. Đối với bệnh thận, cỏ xước có nhiều tác dụng tích cực như thông kinh mạch, tiêu chất cặn trong thận, trị các triệu chứng đi tiểu nhiều về đêm hay tiểu dắt, tiểu không ra…
Cách làm:
– Phơi khô cỏ xước, có thể để khô như vậy bảo quản. Hoặc xao vàng cỏ xước tươi, sau đó hạ thổ rồi phơi khô cũng tốt.
– Lấy cỏ xước đã xử lý ở trên, mỗi buổi sáng sắc lấy 1 chén nước cỏ xước rồi uống.
– Sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Nước từ dây đau xương

Dây đau xương có tác dụng bổ thận, tăng cường đề kháng cơ thể, giảm nhẹ các triệu chứng từ thận vô cùng hiệu quả.
Cách dùng:
– Phơi khô, sắc nước uống ngày 2 lần.
– Sử dụng khi đói bụng.
Vậy là bạn đã được giải đáp thắc mắc bị bệnh thận có nên uống sữa không rồi nhé. Hẹn gặp lại trong các bài viết sắp tới!
Trả lời